Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
    Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin xã Yên Hùng như thế nào?
    170 người đã bình chọn
    25 người đang online

    Di tích Đình làng Thành Công xã Yên Hùng

    100%

     

    DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH

    ĐÌNH LÀNG THÀNH CÔNG XÃ YÊN HÙNG- HUYỆN YÊN ĐỊNH

    TỈNH THANH HOÁ

     

    I. Tên gọi, đường đi đến di tích:

    1. Tên gọi: Đình làng Thành Công xã Yên Hùng

    Ngoài tên gọi chính ra còn có tên gọi khác Đình đức Thành Hoàng, cá biệt có người gọi là Nghè Thành Hoàng, hay còn gọi là Đền Thành Hoàng, đề ông Thành Quát. Đó là những cách gọi theo địa danh, gọi theo tên nhân vật nhưng chung quy chỉ là một.

    2. Đặc điểm phân bố di tích:

    Tên đình Thành Công mới xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ XX khi làng mới khai hoang lập ấp gọi là Trại núi, Trại mới, Trại Tân Thiềng sau gọi là Tân Thành đó là cách gọi theo hình tượng.

    Trại núi là vì trại ở cạnh chân núi Tượng Lĩnh (Núi voi), Trại mới là để phân biệt với trại cũ còn trại Tân Thiềng là cách gọi chệch nên sau gọi là Tân Thành. Trại Tân Thành được thành lập vào giữa thế kỷ XX. Dân ở trại Tân Thành có gốc từ hỗ bái (Chân bái) nay là xã Yên Bái cùng huyện, từ Hổ Bái (phía bắc)đến Tân Thành (phía nam) cách nhau độ hơn hai cây số.

    Tân Thành là một thôn của xã Yên Hùng- Tổng đa nê- huyện Yên Định. Yên Hùng là một xã ở phía tây nam của huyện Yên Định, xã này ở phía tây giáp làng Phúc Tỉnh xã Yên Thịnh, phía tây nam giáp núi Tượng Lĩnh ra sau là núi làng Phúc Tỉnh, phía nam giáp làng Ngọc vực xã Yên Thịnh, phía động giáp xã Yên Ninh huyện Yên Định, phía bắc giáp xã Yên Bái.

    Diện tích tự nhiên 621,85ha, trong đó đất nông nghiệp 391,4ha, 1691 hộ, với 6186 khẩu.

    Riêng thôn Tân Thành có diện tích 80ha.

    Với tên đồng: Đồng ngang, cửa chùa, dọc tự tự, dọc núi, bái giữa, dọc trẻ, tỉa quạt, mã bái trong ngoài, đồng cheo đển sâu, cỏ đâu, mồng đông bái mã và các vụng.

    Từ vùng hoang sơ ban đầu cây cỏ rậm rạp, cây cỏ gai căng, gai đỏ ngọn, lim cương, xim mua, lau lách,coe tranh, bải cỏ gồ ghề chỗ chũng có nước lầy thụt thì có cỏ lọ ma, cây và nước, cỏ năn, cỏ lác … mọc thành bãi.

    Với bàn tay lao động cần cù tháng năm đã biến bãi hoang thành cánh đồng lúa màu xanh tốt quanh năm đem lại cuộc sống ấm no cho hơn ….người trong làng trong buổi ban đầu có 3 cụ; Cụ Trịnh Văn Quát, Cụ Nguyễn Hữu Khoan, Cụ Trịnh Văn Khoán đến ông Thông, ông Cường, ông Nho, ông Chấn, ông Hường, ông Thưởng, ông Câu, ông Nhượng, ông Quảng…đến 34 ông. Từ ông khai ấp lập làng ban đầu được tôn là Thành Hoàng: Trịnh Văn Quát lập làng vào nhũng năm giữa thế kỷ thứ XIX. Đến năm Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái (1889)làng Tân Thành chính thức có trong danh bạ là một làng độc lập, có đồng ruoocngj sau năm 1945 làng Thành Công đến nay đã trở thành một làng lớn có hơn 1000 người có cuộc sống kinh tế tương đối đầy đủ, đời sống tinh thần phong phú, từ một nền kinh tế thuần nông sau khi phát triển nghề đục đá lúc nông nhàn đến nay đã có nền kinh tế phát triển phong phú.

    3. Đường đi đến di tích:

    Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá ngược lên tây nam đến bến xe nội tỉnh, lên Rừng Thông qua Ngã ba Chè về đến huyện lỵ Yên Định qua thị trấn Quản Lào độ 2 km (đến điaạ phận xã Định Liên) rẻ  tay trái qua thôn Bản Thuỷ(Định Liên) về xã Yên Ninh về xã Yên Hùng độ 8 km là đến làng Thành Công xã Yên Hùng.

    Đến di tích đi bằng ô tô xe máy thuận tiện.

    II. Sự kiện nhân vật lịch sử.

    Theo các nguồn tư liệu khảo sát tại di tích đình làng Tân Thành (Thành Công) ghi cụ thể:

    1. Thân thế sự ngiệp của Đức Thành Hoàng.

    Thành Hoàng có tên thực là Trịnh Văn Quát người có công khai cơ lập Trại Núi sau phát triển dân và đền thổ thành làng Tân Thành vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX.

    Qua tư liệu biên soanlichj sử vùa qua xác minh của các cụ cao niên trong làng.

    Vào đầu niên hiệu Tự Đức (1848-1883) có 3 ông Trịnh Văn Quát, Nguyễn Hữu Khoan và ông Trịnh Văn Khoán đi tìm đất khai cơ lập trại năm Quý Sửu (1853), đến niên hiệu Tự Đức 19 (năm 1866) ông Trịnh Văn Quát được bổ nhiệm làm lệ mục huyện Cẩm Thuỷ, sau đó ông Quát giao cho con trai là Trịnh Văn Xi làm quản ấp. Đến năm 1889 ở huyện Cẩm Thuỷ có mưa to bảo lụt ông Trịnh Văn Quát cùng quan quản giám hộ đê điều suốt nhiều này đêm, phần công việc phần thời tiết ông lâm bệnh cảm lạnh đưa về quê cứu chữa nhưng bệnh tình quá nặng ông mất ngày 23 tháng 9 năm Kỷ Sửu (1889) thọ 45 tuổi tại quê ở Hổ Bái sau cát táng chuyển về ngoài ấp Tân Thành.

    Sau khi ông Trịnh Văn Quát mất nhân dân ấp Tân Thành tổng Đa Nê-  huyện Yên Định và nhân dân huyện Cẩm Thuỷ có trình lên Triều Đình được Triều Đình ban sắc tôn làm Thành Thần làng Tân Thành và lập miếu thờ sau đó được suy tôn là Thần Hoàng của Làng xây Nghè thờ và tôn thờ ở đình.

              Tiểu sử ông Trịnh Văn Quát

              Cha ông là Trịnh Văn Đông

              Mẹ ông là Trịnh Thị Đoan

    Ông bà ở xã Hổ Bái tổng Đa Nê Huyện Yên Định.

    Ông Trịnh Văn Quát lấy bà Trịnh Thị Chiêu sinh con trai là Trịnh Văn Xi.

    Ông Trịnh Văn Xi lấy bà Nguyễn Thị Biên sinh con trai là Trịnh Văn Bối.

    Trịnh Văn Quát là người Nho học rất ham học và biết nhiều song lại rất thương dân nên từ rất sớm (năm 20 tuổi) đã lo khai cơ để mở rộng trang ấp xây dựng cuộc sống. Đến năm 32 tuổi được bổ nhiệm là quan huyện Cẩm Thuỷ làm chức Lệ Mục và được bổ nhiệm Tri Huyện Cẩm Thuỷ năm 1887đến năm 1889 thì lâm bệnh mất khi đương chức Tri Huyện.

    Đến nay tại di tích đình Tân Thành còn lưu bản văn Niên Hiệu Tự Đức thứ 14 (1866) ngày 26 tháng 7 ban cho ông Trịnh Văn Quát được bổ nhiệm làm Lệ Mục huyện Cẩm Thuỷ.

    Bản văn Niên hiệu Tự Đức thứ 22 Kỷ Tỵ (năm 1869) ngày 29 tháng 3 ban cho Trịnh Văn Xi làm quản ấp Tân Thành.

    Có 2 bản sắc Niên Hiệu Duy Tân.

    Lòng Sắc ghi: “Bản từ khai chu sĩ Đại Lang da phong đoan túc dực bảo trung hưng linh phù chi thần”.

    Bản sắc thứ hai niên hiệu Khải Định ghi: “Bản từ khai khẩn chu sĩ đại lang tặng phong đoan túc dực bảo trung hưng linh phù tôn thần”.

    Trong lòng thánh vị ghi:

    1. Khác duyên chu sĩ đại lang sắc phong dực bảo trung hưng tôn thần.

    2. Các vị thần ký tiếp theo:

    a. Ông Trịnh Văn Xi (con trai cụ Quát)làm quản ấp- làm lý trưởng đầu tiên.

    b. Cụ Trịnh Văn Khoán.

    c. Cụ Lưu Thế Úc.

    d. Cụ Trịnh Quang Tục.

    e. Cụ Trịnh Văn Bôi (cháu đích tôn cụ Trịnh Van Quát)

    3. Các vị có công với dân với nuớc:

    - Cụ Nguyễn Hữu Khoan là một trong 3 ông có công đầu khai cơ lập ấp tại làng, cụ Khoan còn tham gia phong trào cần vương theo cụ Tống Duy Tân được cụ Tống Duy Tân ban cho chức Chánh Xuất Đội- đội 7 xung Tam Cơ (mỗi cơ có 200 người).

    - Cụ Lưu Thế Thông (Sau đổi họ là Trịnh Văn Thông) có công đầu giúp lý trưởng Trịnh Văn Xi trong việc khai sinh ra làng Tân Thành năm 1889.

    Như trên là những cứ cụ thể về con người thực của Làng Tân Thành trong quá trình khai cư, phát triển làng Tân Thành, cũng tại núi Tượng Lĩnh, trong quá trình sản xuất đã phát hiện được nhiều hiện vật cổ như: Đồ gốm, Sứ cổ, Đồ sắt, tiền kẽm và họp sọ trong hang núi.

    4. Những nhân vật sự kiện đối với làng Tân Thành:

    - Phong trào nuôi giấu cán bộ cách mạng: Nuôi giấu anh Bút ở hang Đít voi có các bà cố Chúc, ông Liệu, ông Phong, ông Lưu năm 1939.

    - Phong trào đấu tranh chống bọn tư bản khai thác khoáng sản tại hang động rộng trước cổng làng năm 1938. Đấu tranh không cho khai thác vì có hại đến làng và ruộng đất cuối cùng bọn chúng phải rút khỏi khâu khai thác.

    III. Khảo tả di tích.

    Đình Tân Thành làng Thành Công đã được hình thành từ năm niên hiệu thành thái (1889 – 1907) trên thửa đất số 412 với diện tích 612 m2, đình hướng tây ở trung tâm làng Thành Công. Theo các tư liệu và lời kể của các cụ cao niên tại làng, đền đình là mộ chí Thành Hoàng làng Trịnh Văn Quát đặt trên đỉnh trán mảnh đất hình con hổ phù. (miếng đất này là mảnh vườn của ông Nguyễn Hữu Khoan cung tín cho làng). Vị trí này các cụ chuyền rằng: “Một tay vòng quanh ra vụng đất đỏ khoanh vào vườn ông Long Chi chạy xuốt hướng Bắc vào Hổ Bái”.

              - Một tay vòng quanh vụng Ông Bàn, khoanh vào vườn ông Thung chạy xuốt hướng bắc vào Hổ Bái.

              * Mặt tiền: Hướng bắc chầu vào Nghè Hổ Bái qua cánh đồng Cỏ đâu thuỷ  tụ một khoảng không gian (Hổ Bái là nơi sinh ra thành hoành làng) xa phia sau nghè Hổ Bái có Mã Giang cổ, có núi Kiểu và Mã giang bây giờ.

              * Mặt hậu: Hướng Nam dựa lưng vào núi Tượng Lĩnh (Núi Voi), ở núi Voi có chùa Tam tượng, xã xã là cánh đồng Bái Giữa, đến làng Vàng Ngọc Vực (xã Yên Thịnh) có sông Cầu Chày uốn lượn.

              * Phía Đông của làng Cánh đồng Nganh cửa chừa chạy dọc xuống vàng có núi Hổ Phục, có Kênh Nam Sông Mã.

              * Phia Tây Địa phận làng có dóng đất hình con Phượng Hoàng, cánh đồng vỉa quạt, cánh đồng Mã Bái xa xa xa là Yên Phú, Yên Lâm nơi rừng rậm xưa kia.

              Cảnh trí ở: Đền đình Thành Công được các cụ ví: “ Hữu bạch Hổ, Tả Phượng hoàng, Hậu Tượng Lĩnh, tiền Long (Sông Mã) chầu cảnh Đền đình có bãi ca ngợi”.

              Cảnh đền (đình) mộ chí sơn thuỷ hữu tình.

              Sơn Giang Uốn khúc hình Long chầu về

              Hổ phù hùng dũng hiên ngang

              Anh  linh đắc địa hổ, phượng, tượng, long quang đền

    * Gianh giới vị trí đền đình: Khu vực bảo vệ bất khả sâm phạm, diện tích 612m2.

              - Phía bắc giáp thửa đất 408/1200

              - Phía nam giáp thửa đất 424/1092

              - Phía đông giáp thửa đất 413/1150

              - Phía tây giáp thửa đất 411/1056

              Theo bản đồ địa chính xã Yên Hùng duyệt ngày 20/3/1986 tờ bản đồ số 2.

    Kết cấu Đình:

    Đình Tân Thành – Thành Công kết cấu theo kiến trúc chữ (T) gồm hai ngôi tiền đường, ngang và chính tẩm dọc.

    * Tiền đường kiến trúc gỗ 3 gian chiều dài 8,64m, chiểu rộng 5,81m, diện tích xây dựng 50,2m2, mặt bằng dọc tường hồi rộng 0,25m, từ mép tường hồi vào tim cột gian 1 rộng 0,30m, gian thứ nhất rộng 2,5m, gian thứ hai (gian giữa) rộng 2,5m, gian thứ 3 rộng 2,54m. Từ tim cột gian 3 vào tường 0,3m, tường rầy 0,25m.

    * Kết cấu mặt ngang nhà: Nhà gồm 3 gian 4 vì gỗ, hai đốc, hai hồi. Hệ thống cạnh gồm 4 hàng cột, hai cột cái, hai cột quân, hiên trước có bẫy, ngày xưa không có cột nay xây cột gạch, bẫy sau gac vào tường hậu ra hiên trước 0,9m cột quân đến cột cái 1m, cột cái đến cột cái 1,9m, cột cái đến cột quân sau 1,2m ra hiên sau đến tường hậu 0,56m, tường hậu dày 0,25m.

    * Kết cấu vì kèo: 2 vì hồi kết cấu giống nhau ở nóc là một bức chạm hình Hổ phù, là một khối gỗ liền, nét chạm thổng sâu chắc khoẻ. Phía trước con ngang kẻ bẫy chuyền, phía sau con ngang kẻ bẫy chuyền.

    Hai vì giữa: ở nóc kết cấu chồng rường, giá, chiêng, phía trước kết cấu con ngang kẻ bẫy chuyền trước sau. Phần rường chạm trỗ cầu kỳ, kẻ chân (kẻ giữa – kẻ chung) bẫy dưới sau không chạm mà chỉ kẻ chỉ, bào nhẵn, câu đầu con ngang được chạm hoa lá soi gờ chỉ. Bẫy trước kể cả 4 bẫy đều chạm trỗ Tử linh, chen tử quỷ (Long – ly – quy – phượng chen tùng – cúc – trúc - mai), đường nét chạm trỗ sâu bỗ cục hài hoà đối xứng theo từng cặp từng má với nhau.

    Hệ thống xà kép (xà thượng, xà hạ ở cột cái) giữa 2 xà thượng – hạ có hệ thống các bức xuân hoa.

    Thượng lương đề “Hoàng triều bảo đại tam niên, mậu thìn, thập nhất nguyệt thụ trụ thượng lương kim trụ đại cát nhất”

    Nghĩa là Ngày tốt làm thượng lương vào tháng 11 năm Mậu thìn niên hiệu Bảo đại thứ 3 (1892).

    Hệ thống mái phía trước có tàu mái, lá mái, 7 hàng hoành, 2 hàng xà mái, phía sau 6 hàng hoành 2 hàng xà mái.

    Rui mè gỗ lim, lợp 2 lớp ngói: Ngói lót (ngói liệt – ngói chiếu) và ngói mũi.

    Nhà tiền đường ngày xưa cao, sau đó cắt chân cột đi 1 thước (0,4m), cột nhà cái hiện nay cao 3,28m, chu vi 0,67 (đường kính cột 0,22m), cột quân cao 2,54m, chu vi cột 0,64m.

    Nhà tiền đường ngày xưa làm nhà gỗ, lợp tranh đến niên hiệu Bảo đại mới đặt thượng lương lợp ngói.

    Nhà chính tẩm: Gồm 2 gian nhà dọc, dài 6m, rộng 3,5m, xây cuốn lợp ngói vẩy (hiện nay không còn).

    * Bài trí thờ:

    Gian chính giữa thờ Thành hoàng làng cụ Trịnh Văn Quát, người khai cơ lập làng, 2 gian bên thờ các ông có công với làng, các ông Họ Nguyễn, Họ Lưu, Họ Trịnh.

    Gian giữa có bức đại từ đề.

    “ Đức kì thịnh”

    Hai bên có đôi câu đối

    “ Thành hoàng đắc địa đức anh linh

    Tân thành trù phú thọ khang ninh”

    * Hiện vật trong di tích.

    1. Hai đạo sắc phong Triều Nguyễn.

    2. Bản văn

    3. Thánh vị, long ngai giao ỷ.

    4. Bao đựng sắc phong.

    5. Bao áo đựng áo vóc vàng.

    6. Bức đại tự.

    7. Đôi câu đối

    IV. Loại di tích.

    Đình làng Thành Công là loại di tích lịch sử kiến trúc văn hoá, nơi lưu niệm thờ Thành Hoàng làng – người khai cơ lập ấp.

    V. Giá trị khoa học- lịch sử- Nghệ thuật văn hoá của di tích.

    Đình làng và những di vật còn lưu giữ được trong di tích đình là nguồn sử liệu vô cùng quý giá trong việc nghiên cứ sự hình thành và phát triển cuả làng Thành Công, đình là nơi ghi dấu ấn quan trong trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng cộng đồng của dân cư làng Thành Công trong gần 200 trăm năm nay, đó là sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, tinh thần cố kết làng xã thông qua hoaatj động văn hoá truyền thống ở đình.

    Đình Thành Công hôm nay là nơi giáo dục truyền thống dựng làng giữ nước cho con em mọi thế hệ cao hơn nữa là nơi ghi dấu ấn và bảo tồn những truyền thống bằng hiện vật cho muôn đời sau.

    Đối với các nhà nghiên cứu, những du khách đến đình sẽ là địa chỉ đáng lưu ý, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá. Đình Thành Công là một di tích kiến trúc có giá trị về kiến trúc nghệ thuật của người xưa.

    VI. Tình trạng bảo quản.

    Đình Thành Công hiện Nay được bảo vệ tốt, diện mạo di tích đang được từng bước tôn tạo xứng đáng với giá trị quy mô di tích xưa.

    Tuy nhiên khu di tích đã trải qua năm tháng và cũng đã vài lần sửa chữa đã làm biến dạng di tích (như việc xây tường phía trước thay của pano và cửa cũ, xây cột gạch ở cột hiên trước quá thô).

    VIII. Phương án bảo vệ và sử dụng di tích:

    Đình Thành Công hiện nay được xếp hạng  di tích cấp tỉnh.

    Trong những năm trước mắt đình Thành Công cần được tu sửa nâng cấp, xây cột hiên trước hoặc đục cột đá thay thế cột gạch, làm lại 3 chuồng cửa ra vào ở đình bằng của bức bàn. Phục hồi hậu cung, sửa sàn bàn thờ cho nghiêm túc và tăng diện tích sinh hoạt khi có lễ, xây bao khuôn viên sân đình sạch đẹp, xứng đáng là nơi tôn thời vị Thành Hoàng khai cơ lập làng Thành Công./.

                                                                                                                                                                                 Ban Văn hóa xã

     

     

     

     

    °